Thay khóa cửa tay nắm tròn

Cùng Thế Giới Tủ Locker tìm hiểu về thay khóa cửa tay nắm tròn

Những loại khóa tay nắm tròn được sử dụng phổ biến hiện nay

Tùy theo nhu cầu sử dụng, khóa tay nắm tròn được chia thành 4 loại chính:

  • Khóa một đầu chìa: Một đầu là nút bấm, thường dùng cho cửa phòng ngủ, cửa nhà vệ sinh hoặc cửa thông phòng.
  • Khóa hai đầu chìa: Cả hai bên đều sử dụng chìa khóa, thích hợp cho cửa chính cần độ an toàn cao.
  • Khóa hai đầu trơn: Không có chìa, không có nút bấm, thường sử dụng cho phòng trẻ nhỏ để tránh bị nhốt.
  • Khóa một đầu bấm – một đầu chỉ thị: Bên trong là nút bấm, bên ngoài có vạch đỏ xanh hiển thị trạng thái và rãnh nhỏ để mở khẩn cấp bằng tua vít.

Cấu tạo khóa tay nắm tròn

Bộ phận chính
Khóa tay nắm tròn có cấu trúc khá đơn giản, bao gồm ba phần cơ bản:

  • Hai tay nắm hình tròn: Là phần bạn dùng để xoay mở cửa, thường được làm từ inox, thép không gỉ hoặc nhựa giả đá. Một số mẫu còn được thiết kế hoa văn bắt mắt, phù hợp với nội thất hiện đại.
  • Thân khóa: Nằm trong thân cửa, có hình dạng trụ tròn. Đây là bộ phận quan trọng đảm bảo độ bền và tính bảo mật.
  • Cụm then khóa (Backset): Gắn từ thân khóa ra cạnh cửa, chứa chốt vát giúp cửa đóng mở. Chiều dài cụm then sẽ tùy thuộc độ rộng khung cửa.

Chi tiết phụ đi kèm

Ngoài các bộ phận chính, khóa còn có:

  • Nút bấm hoặc nút vặn: Dùng để khóa cửa từ bên trong.
  • Nắp ốp: Che phần thân khóa, giúp tăng tính thẩm mỹ.
  • Ốp hãm, vít bắt, ngõng khóa: Gắn kết và cố định các bộ phận lại với nhau.
  • Thanh mặt đối (miếng đón khóa): Gắn trên khung cửa để chốt khóa thụt vào.
  • Ốp kim loại phía dưới thanh mặt đối: Tăng độ cứng và ổn định cho khung cửa.

Khi nào nên thay khóa tay nắm tròn?

Trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp một số tình huống buộc phải thay hoặc sửa khóa như:

Cụm then bị kẹt hoặc hỏng
Nguyên nhân thường do lâu ngày không bảo dưỡng, khiến chốt bị rỉ sét hoặc lệch khớp nối. Lúc này, tuyệt đối không nên cố gắng đóng mạnh vì có thể làm hỏng cả ổ khóa. Thay vào đó, hãy tháo khóa ra và kiểm tra cụm then.

Thân khóa kẹt cứng
Khi thân khóa không vặn được có thể do bụi bẩn, dầu khô hoặc va đập mạnh làm biến dạng các linh kiện bên trong. Trường hợp này cần tháo khóa để vệ sinh và tra dầu.

Thân khóa hoạt động nhưng cụm then không phản hồi
Do sử dụng sai cách hoặc va đập khiến cơ cấu truyền động bị lệch. Để cửa vận hành lại, cần tháo khóa ra, kiểm tra và điều chỉnh đúng vị trí.

Hướng dẫn tháo lắp khóa tay nắm tròn

Cách tháo khóa
Bạn cần chuẩn bị tua vít và thực hiện theo các bước sau:

  • Dùng tua vít ấn vào lẫy hãm để tháo tay nắm.
  • Gỡ bỏ phần nắp ốp.
  • Tháo ốc vít giữ thân khóa.
  • Rút toàn bộ phần còn lại ra khỏi cửa.

Cách lắp khóa mới

  • Đưa ngõng khóa vào vị trí và cố định bằng ốc vít.
  • Gắn thân khóa vào vị trí đã khoét trên cánh cửa.
  • Gắn ốp tay nắm hai bên sao cho ăn khớp, sau đó ấn mạnh tay nắm vào là hoàn tất.

Tổng hợp lỗi thường gặp và cách giải quyết hiệu quả

Lỗi liên quan đến chìa khóa

  • Chìa không vào được ổ: Có thể do nhầm chìa, ổ có dị vật hoặc chìa bị cong. Giải pháp là vệ sinh xi lanh và chỉnh lại chìa.
  • Chìa vào được nhưng không xoay: Có thể do móp máng lò xo, cửa bị xệ hoặc cò bị kẹt. Cần nắn lại lò xo hoặc thay cò mới.
  • Chìa nào cũng mở được khóa: Do lỗi lò xo, xổ bi hoặc thiếu dầu. Cần thay mới hoặc vệ sinh và tra dầu đầy đủ.

Lỗi ở nút bấm\

  • Bấm khóa nhưng vẫn mở được từ ngoài: Có thể do cửa cong vênh hoặc thanh truyền bị lệch. Nên nắn lại thanh truyền hoặc chỉnh vung khóa.
  • Không ấn được nút: Nguyên nhân là móp đầu nút, bung lò xo. Giải pháp là gài lại lò xo và chỉnh phần máng trượt.
  • Nút không trở về vị trí: Do móp lỗ nút, cần tháo khóa và chỉnh lại.

Lỗi ở cò khóa

  • Cò không chạy hết: Do cong chân cò, cần tháo ra và nắn lại.
  • Cò bị rít: Lỗi khung bao hoặc ráp lệch, cần sửa lại vị trí yếm.
  • Xoay tay nắm nhưng cò không chạy: Do máng không móc đúng vào chân cò.
  • Khó đóng mở cửa: Có thể do bản lề xệ, cửa cong hoặc lỗ bị đục lệch.

Hướng dẫn sử dụng khóa đúng cách để kéo dài tuổi thọ

  • Luôn đóng mở cửa nhẹ nhàng để tránh cong chốt hoặc gãy then.
  • Không xoay tay nắm khi chìa còn cắm trong ổ để tránh bung lò xo định vị.
  • Thường xuyên lau chùi bằng khăn khô, không sử dụng chất tẩy rửa mạnh.
  • Tra dầu mỗi 3-6 tháng để giữ cho ổ khóa vận hành trơn tru.

Hãy chọn khóa theo đúng mục đích để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Nhà có trẻ nên dùng loại hai đầu trơn để đảm bảo an toàn.

Nếu bị khóa ngoài do quên chìa, nên gọi thợ khóa để xử lý thay vì cạy phá gây hư hại cửa.

Bài viết liên quan

0901 804 336(8:30 – 21:30)
zalo-chat